Các thao tác trong quy trình cứu hộ thang máy chỉ được phép thực hiện bởi những người có chuyên môn và được huấn luyện để chuyên thực hiện việc này, tốt nhất là do nhân viên bảo trì của công ty thang máy chịu trách nhiệm thực hiện vì khi quá trình cứu hộ thang máy diễn ra cần thực hiện các thao tác kỹ thuật ở nóc carbine và phòng máy.
Để tiết kiệm thời gian cũng như sức lực cho đôi chân, hạn chế việc mỗi ngày di chuyển cả ngàn nấc thang lên xuống trong những tòa nhà cao tầng, người ta sử dụng sức mạnh của công nghệ, lắp đặt các thiết bị vận thăng trong các công trình cao tầng, hay còn có tên gọi phổ biến là thang máy.
Với lưu lượng người đi lại và tần suất sử dụng lớn, thang máy ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong các tòa nhà, khu trung tâm, khu phức hợp… Nhưng kéo theo đó là những sự cố ngoài ý muốn của sản phẩm công nghệ như một hệ quả tất yếu vì hầu như các thiết bị công nghệ dù “xịn” đến đâu cũng đôi lúc gặp vấn đề. Cùng tìm hiểu thêm về quy trình cứu hộ thang máy khi gặp sự cố để có thể hiểu cũng như bình tĩnh và giải quyết khi gặp vấn đề một cách tốt nhất nhé!
Lưu ý: Các thao tác trong quy trình cứu hộ thang máy chỉ được phép thực hiện bởi những người có chuyên môn và được huấn luyện để chuyên thực hiện việc này, tốt nhất là do nhân viên bảo trì của công ty thang máy chịu trách nhiệm thực hiện vì khi quá trình cứu hộ thang máy diễn ra cần thực hiện các thao tác kỹ thuật ở nóc carbine và phòng máy. Di chuyển carbine bằng cách quay tay cơ cấu dẫn động, việc này yêu cầu về chuyên môn nên nếu tự ý cứu hộ thang máy có thể gây nguy hiểm. Việc xáo trộn bất cứ phần nào của cơ cấu thang do những người không được huấn luyện gây ra sẽ đe doạ tính mạng người đó và có thể cả những người đang sử dụng thang.
Đa số thang máy có hệ thống cáp nâng và hạ carbine bằng chuyển động quay của puli truyền động từ động cơ (kiểu máy có thể khác nhau). Trước khi thực hiện thao tác cứu hộ bằng tay phải đọc kỹ các chỉ dẫn.
Thang máy dùng hệ thống cáp được cân đối bằng khối lượng đối trọng sao cho ít nhất phải bằng tổng khối lượng cabin và 50% tải trọng của nó. Nói cách khác, nếu carbine đang chở 50% tải trọng và đang ở vị trí giữa của hố thang thì khả năng di chuyển carbine theo hai hướng là như nhau. Sự khác biệt tải trọng của carbine ảnh hưởng đến việc di chuyển carbine theo hướng lên hay xuống. Nếu carbine chở ít hơn 50% tải trọng của nó thì di chuyển theo hướng lên sẽ dễ dàng hơn, còn nếu carbine chở nhiều hơn 50% tải trọng thì di chuyển theo hướng xuống sẽ dễ dàng hơn. Hiển nhiên là khi carbine vượt quá đến phần trên cùng hoặc dưới cùng của hành trình thì chỉ có thể di chuyển nó theo hướng ngược lại cho đến điểm dừng gần nhất.
Quy trình cứu hộ thang máy khẩn cấp khi gặp sự cố
Quy trình thực hiện cứu hộ thang máy:
Quy định về số người thực hiện quy trình cứu hộ thang máy: phải có ít nhất 02 người để đảm bảo hoàn thành công việc và đảm bảo an toàn.
Trước khi thực hiện các phương án cứu hộ, cần kiểm tra để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho thang máy đã bị ngắt hoàn toàn và các cửa tầng đều đang đóng.
Xác định vị trí carbine (có thể kiểm tra dây cáp phòng máy, thường thì sẽ được đánh dấu vạch thể hiện cabin đang ở đúng điểm dừng). Sau khi xác định được vị trí carbine, đưa carbine về đúng vị trí điểm dừng ở tầng gần nhất.
Làm theo bảng hướng dẫn trong phòng máy, một nhân viên cứu hộ sẽ nhả phanh cơ trong khi người kia quay tay cho đến khi carbine lên đến đúng cửa tầng dừng.Tùy theo tải trọng của carbine mà có thể di chuyển nó theo hướng này thì dễ hơn hướng kia, vì vậy tốt hơn hết là nên di chuyển carbine đi đến tầng dừng gần nhất theo hướng dễ hơn.
Khi carbine đã ở đúng cửa tầng dừng thì nhả cần phanh. Nhân viên cứu hộ sẽ dùng chìa khóa chuyên dụng mở cửa tầng và dùng tay giữ cửa tầng lẫn cửa carbine mở giải thoát hành khách bị kẹt ra ngoài.
Sau khi hành khách đã được giải thoát, bắt buộc đóng cửa carbine lại hoặc đặt rào cản ở lối vào cửa tầng. Không được bật điện cho thang máy. Công tác bảo trì và sữa chữa thang máy cần được thực hiện trước khi thang máy được đưa vào hoạt động trở lại.