Để đưa thang máy vào sử dụng hiệu quả ở mỗi tòa nhà thì tìm hiểu, nắm rõ về quy trình lắp đặt là điều nên làm. Chính việc nắm rõ quy trình sẽ giúp mỗi người có sự chủ động hơn trong quá trình đưa thang máy vào sử dụng.
Đồng thời,việc này cũng giúp bạn chắc chắn hơn về việc thang máy có mang tới hiệu quả sử dụng cao, chất lượng tốt và trong trạng thái hoạt động tốt nhất hay không. Bài viết này sẽ nói chi tiết và cụ thể hơn về quy trình lắp đặt thang máy chuẩn xác nhất, giúp mỗi người có thêm những kiến thức quý báu cho chính mình.
Quá trình chuẩn bị vật tư và tập kết tới nơi lắp đặt
Để có được quá trình lắp đặt thang máy diễn ra nhanh chóng, thành công nhất thì công tác chuẩn bị, tập kết vật tư tại nơi lắp đặt là vô cùng quan trọng, cần được chú ý. Mọi thiết bị chính của thang máy cần được chuyển tới chân công trình. Thang máy cần có sự tương thích với bản thiết kế đã được đề ra trước đó. Sự chuẩn xác ở kích thước nhằm đảm bảo cho thang máy mà công trình đó sử dụng có thể đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của con người, trong trạng thái hoạt động hiệu quả và an toàn.
Thiết bị được chuyển tới chân công trình cần phải được bảo quản trong kho của công trình đó, hoặc tập kết vào nơi thi công để thuận tiện nhất cho việc vận chuyển tới nơi cần đến để lắp đặt thang máy. Chủ đầu tư và đơn vị cung cấp cần bàn bạc kỹ lưỡng, sắp xếp thiết bị cẩn thận, khoa học để việc bảo quản được tốt nhất, tránh những ảnh hưởng khong may có thể xảy ra.
Quá trình lắp đặt thang máy
Việc đưa các thiết bị có trong thang máy vào lắp đặt sẽ được tiến hành bởi 2 tổ lắp đặt khác nhau. Đó là tổ lắp đặt cơ và tổ lắp đặt điện. Mỗi tổ yêu cầu có 3 người và phải là những kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm để việc đưa thang máy vào lắp đặt đạt hiệu quả cao nhất.
Quá trình lắp đặt, thi công thang máy chỉ trong diện tích hố thang nên thường sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ khu vực khác trong công trình. Vì thế, các khu vực khác hoàn toàn có thể chủ động hoàn thành công việc của mình mà không cần phải quan tâm tới việc lắp đặt thang máy của các đơn vị có trách nhiệm. Việc lắp đặt thang máy cần được thực hiện chính xác, đầy đủ theo các bước:
- Bước 1: Tiến hành lắp giáo để chuyển dần vật tư vào khu vực hố thang bao gồm các thiết bị có trong thang máy như ray cabin, ray đối trọng, channel, bộ phận máy kéo, khung sườn, hay tủ điện. Trong quá trình vận chuyển cần hết sức cẩn trọng để bảo vệ người và thiết bị, tránh những sự cố không may có thể xảy ra.
- Bước 2: Khi mà những bộ phận đã được lắp đặt đúng vào vị trí, lúc này nhân viên lắp đặt thực hiện việc thả dây rọi nhằm định vị, kiểm tra một cách chính xác các kích thước, thông số kỹ thuật như vị trí để đạt ray cabin, vị trí ray đối trọng, vị trí cửa tầng, bộ phận máy điều tốc,… đảm bảo có độ chính xác cao, tránh những sai xót có thể làm ảnh hưởng tới chính thiết bị.
- Bước 3: Khi đã xác định được vị trí, lúc này tiến hành lắp đặt ray theo trình tự từ dưới lên trên. Chú ý là các thành ray cần được cố định bằng các basket giữa ray và liên kết với những đà bê tông ở xung quanh hố, mang tới sự chắc chắn và an toàn nhất.
- Bước 4: Bước tiếp theo là tiền hành lắp phần khung cabin và khung đối trọng của thang máy. Thực hiện việc lắp cáp tải để giúp việc liên kết giữa cabin và khung đối trọng được chuẩn xác, đạt yêu cầu. Lưu ý cần chất thêm tải đối trọng vào phần khung đối trọng để có thể cân bbawngf được với tải trong của cabin thang máy. Tiếp theo lắp bộ phận máy điều tốc, máy kéo vào phần khung sườn thang máy đúng vị trí và chính xác nhất.
- Bước 5: Lúc này sử dụng bộ phận máy kéo, tay quay để tiến hành đưa cabin thang máy lên xuống, sau đó lắp cửa tầng thang máy, bao che cửa tầng theo trình tự lắp đặt lên xuống. Thực hiện đúng yêu cầu, đúng quy định nếu muốn việc lắp đặt diễn ra an toàn, thành công nhất.
- Bước 6: Sau khi cửa tầng thang máy được lắp đặt hoàn tất, đơn vị lắp đặt cần báo cho chủ đầu tư biết để họ thực hiện việc xây chèn mặt cửa, song vẫn phải có sự giám sát, chỉ đạo của đơn vị thi công. Vị trí của bảng điều khẻn cần được định vị ngay trong quá trình xây chèn.
- Bước 7: Lúc này hãy tiến hành vệ sinh hết phần hố, lắp vách và nóc cabin, cũng như bộ truyền cửa cabin, cửa cabin thang máy. Hãy đưa thang máy lên để kiểm tra các thông số kỹ thuật theo đúng với yêu cầu được đề ra trước đó đồng thời chất thêm tải trọng vào khung đối trọng để cân bằng với cabin thang máy.
- Bước 8: Thực hiện việc vệ sinh lại lần cuối thang máy rồi giao lại cho tổ điện tiếp tục thực hiện công việc.
- Bước 9: Sau khi phần cơ đã xong, kỹ thuật viên tổ điện thực hiện công việc đi dây nối tổ đin, máy kéo, cũng như hệ thống dây dọc hố thang, dây điện dọc theo cabin thang máy,… để giúp thiết bị có thể hoạt động phục vụ người dùng. Sau đó, lắp bảng điều khiển tầng và điều khiển trong cabin thang máy. Khi việc lắp đặt hoàn thành cần kiểm tra lại hệ thống điện, đóng điện chạy thử thang máy với vận tốc chậm nhất để có thời gian căn chỉnh, điều chỉnh lại cho chính xác, đảm bảo thang máy có chất lượng cao nhất.
- Bước 10: Tiến hành căn chỉnh, cân tải, cho thang máy tải khách chạy không tải rồi hoạt động với chế độ đủ tải để kỹ thuật viên có thể căn chỉnh độ cân bằng tầng khi dừng. Mỗi thiết bị thang máy mới đưa vào lắp đặt phải được hoạt động thử trong vòng 3 ngày trước khi vệ sinh lại toàn bộ và chuẩn bị đưa vào kiểm định.
- Bước 11: Đơn vị lắp đặt sẽ thông báo lại cho chủ đầu tư tới nhiệm thu thiết bị bằng văn bản trước 3 ngày. Tiến hành công tác hướng dẫn, huấn luyện sử dụng thiết bị để đảm bảo việc sử dụng thang máy diễn ra thuận lợi và thành công nhất.
Nói chung, để đưa được một chiếc thang máy vào sử dụng ở bất kỳ tòa nhà nào đòi hỏi phải trải qua nhiều bước, nhiều công đoạn lắp đăt. Đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác những công đoạn đó sẽ giúp quá trình sử dụng thang máy của con người được an toàn và hiệu quả hơn.